หน้าเว็บ

วันจันทร์ที่ 21 กันยายน พ.ศ. 2558

Trụ hạng V-League: Cái gì cũng có thể đem ra trao đổi

Cứ mỗi mùa giải V-League khép lại, người ta lại bắt đầu những vụ nhường suất trụ hạng để lên chơi mùa tới cho nhau. V-League 2018 mới khép lại và đâu đó tin đồn lại rộ lên trong các đội bóng. Hệ quả của việc tăng suất trụ hạng Theo cải cách bóng đá từ VPF, từ V-League 2018 sẽ tăng suất trụ hạng từ 1 lên thành 1.5. Có nghĩa là ngoài đội đứng đầu giải hạng Nhất được lên V-League thay cho đội đứng cuối bảng thì sẽ có một nửa cơ hội cho đội á quân giải hạng Nhất lên sân chơi chuyên nghiệp, họ phải đấu trận play-off với đội đứng áp chót áp chót ở giải quốc gia. Theo vậy, Viettel sẽ thay Cần Thơ lên sân chơi V-League, trận play-off sẽ là trận đối đầu giữa Nam Định và Hà Nội B.
Cần Thơ xuống chơi ở giải hạng Nhất thay cho Viettel

Theo luật là vậy, nhưng khi trận play-off còn chưa diễn ra đã có những thông tin bền lề về việc Cần Thơ có thể vẫn ở lại V-League mùa sau. Có tin đồn cho rằng sẽ có một đội bóng miền Nam sẽ chuyển đổi tên thành Cần Thơ để thi đấu, như vậy để giải quyết tình trạng khu vực miền Tây không có đại diện nào thi đấu ở giải bóng đá lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra tin đồn Hà Nội B nếu thắng ở trận play-off với Nam Định sẽ phải chuyển về Hà Tĩnh để có thể đủ điều kiện để chơi mùa giải mới. Thậm chí nếu không thắng, họ vẫn có khả năng lên V-League mùa sau và đại diện cho Hà Tĩnh thi đấu bằng cách mua lại suất đấu của một đội bóng ở miền Nam. Như vậy có nghĩa việc tăng suất thi đấu để tăng thêm phần kịch tính của VPF chỉ là hình thức vì thực tế đội nào lên hay xuống hạng đều đã có các phương án trước đó. Cuộc chơi của các ông bầu Hà Nội B hoàn toàn có thể chơi ở V-League nếu họ có một tập đoàn đủ mạnh đứng sau. Nhìn lại V-League hiện nay có thể thấy rằng các CLB phụ thuộc rất nhiều vào các ông bầu, vì bóng đá Việt Nam không nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. CLB nào có được ông bầu có tiềm lực mạnh thì cơ hội cạnh tranh càng cao. Ngược lại những CLB hoạt động nhờ hợp đồng tài trợ theo mùa hoặc ngân sách của địa phương thì luôn phải cố gắng để trụ lại ở V-League.

Hà Nội B kể cả thua trận play-off vẫn có cơ hội chơi ở V-League mùa sau.

Vậy nên quyết định của ông bầu là tất cả. Đội bóng có thể chuyển đi đâu, lấy tên gì cũng là do ông bầu quyết định. Và điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến VPF vì nếu chỉ một vài ông bầu không chịu đầu tư nữa thì V-League sẽ trở nên thê thảm khi chỉ có một vài đội tham dự. Dù chuyện nhường nhau suất trụ hạng là gian lận nhưng VPF vẫn phải chấp nhận. Bóng đá Việt Nam nói chung và V-League nói riêng vẫn luôn bị xem là thiếu chuyên nghiệp và non trẻ. VFP luôn cần các nhà đầu tư giúp cải thiện giải đấu và phát triển bóng đá nước nhà. Mùa sau, Viettel sẽ lên chơi ở V-League và đổi tên là Thể Công với sự hậu thuẫn mạnh mẽ phía sau. Bên cạnh đó khả năng lớn tập đoàn VinGroup sẽ là nhà tài trợ chính cho SLNA. Với những ông bầu hùng mạnh như thế sẽ giúp V-League thoát khỏi tình cảnh một ông chủ tài trợ cho nhiều đội bóng và kiểm soát cả giải đấu.

ไม่มีความคิดเห็น:

แสดงความคิดเห็น